Một trong những lỗi mà nhiều người bị phạt nhất đó là lỗi liên quan tới vạch kẻ đường. Hãy cùng tìm hiểu những quy định về vạch kẻ đường khi tham gia giao thông trong bài viết dưới đây để tránh việc bị xử phạt hoặc những va chạm không đáng có.
Những quy định về vạch kẻ đường cần biết khi tham gia giao thông
Nhóm vạch phân chia hai chiều xe
Loại vạch đầu tiên và phổ biến nhất đó là loại vạch đơn sơn vàng đứt nét. Đây là loại vạch chia đường thành hai làn ngược chiều nhau và xe được pháp đi đè qua vạch để sử dụng làn đường còn lại. Nếu vận tốc tối đa càng cao, khoảng cách giữa các vạch sẽ càng lớn.
Loại vạch tiếp theo đó là vạch đơn sơn vàng liền. Loại vạch này cũng sẽ phân chia đường thành hai làn ngược nhau như vạch đơn đứt đoạn. Điều khác biệt đó là các phương tiện khi di chuyển trên những con đường có vạch đơn liền sẽ không được phép đi đè lên vạch. Nếu phương tiện muộn quay đầu để sử dụng làn ngược lại, phương tiện cần phải di chuyển tới điểm được phép quay đầu sau đó mới có thể quay đầu và sử dụng làn ngược chiều.
Tiếp đến là loại vạch đôi song song sơn vàng nét liền. Vạch đôi song song nét liền thường được sử dụng với mục đích để phân chia hai chiều xe trên tuyến đường có từ 4 làn xe trở lên và không có giải phân cách ở giữa. Người tham gia giao thông trên những tuyến đường này cũng sẽ không được phép lấn làn hoặc đè lên vạch.
Loại vạch cuối cùng đó là vạch đôi song song trong đó một bên là vạch liền còn một bên là vạch đứt. Vạch này cũng được sử dụng với mục đích phân chia hai làn đường, trong đó có một làn đường được ưu tiên. Làn đường phía bên nào có vạch đứt sẽ được phép di chuyển đè lên vạch kẻ, làn đường nào có vạch liền sẽ phải nhường đường cho làn kia trong những trường hợp khẩn cấp.
Nhóm vạch phân chia các làn cùng một chiều
Tương tự như các loại vạch chia làn ngược chiều, nhưng với nhóm vạch phân chia các làn cùng chiều, công dụng của các loại vạch cũng có phần thay đổi.
Với loại vạch đơn đứt nẻ, thay vì sơn vàng sẽ được sơn trắng và dùng để phân chia các làn cùng chiều với nhau. Người tham gia giao thông có thể đi đè lên vạch này.
Tiếp đến là loại vạch đơn kẻ liền cũng được sơn màu trắng. Khác với loại vạch đứt thì loại vạch liền này cho phân chia các làn cùng chiều một cách rõ ràng. Người tham gia giao thông sẽ không được phép chuyển làn hoặc đi đè lên vạch trong trường hợp đang đi vào đoạn đường được kẻ loại vạch này.
Loại vạch cuối cùng trong nhóm vạch phân chia các làn đường cùng chiều đó là loại vạch đôi trong đó một vạch kẻ liền và một vạch kẻ đứt. Đây là loại vạch có thể các bạn sẽ ít gặp được trên các tuyến đường một chiều nhưng không phải là không có. Vậy ý nghĩa của loại vạch đôi này là gì? Ngoài việc dùng để phân chia làn đường, nó còn dùng để thể hiện làn xe được ưu tiên chuyển làn, di chuyển đè lên vạch trong trường hợp cần thiết. Các phương tiện trong các làn đường có vạch kẻ liền sẽ phải nhường đường cho các phương tiện đi trong làn xe có vạch kẻ đứt khi họ cần chuyển làn.
Kết luận
Tuy có đến 7 loại vạch kẻ đường nhưng thực chất các loại vạch chỉ thuộc một trong bốn dạng vạch mà chúng tôi đã liệt kê trên đây. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đã có thể hiểu rõ hơn những quy định về vạch kẻ đường để tránh được việc bị xử phạt hoặc các va chạm không đáng có xảy ra.